Cái
chết của nhà sáng lập Apple -
Luật lệ và nhân cách Mỹ là đây
Luật lệ và nhân cách Mỹ là đây
(An Le)
Steve Jobs
được làm phẫu thuật ghép gan vào năm 2009 – 2 năm trước khi ông qua đời.
Vào năm
2009, CEO của Apple Steve Jobs được phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Bác sĩ nói với ông rằng, cần phải lập tức làm phẫu thuật ghép gan mới có thể giữ
được sinh mạng.
Steve Jobs
đồng ý với phương án phẫu thuật ghép gan. Phía bệnh viện lập tức đăng ký cho
ông tại trung tâm ghép gan California
và chờ đợi nguồn gan.
Tuy nhiên
phía bệnh viện thấy rằng, số người phải làm phẫu thuật ghép gan quá đông, nếu xếp
hàng thì ít nhất, nhà sáng lập Apple phải đợi ít nhất là 10 tháng.
Để cứu chữa
cho Steve Jobs một cách nhanh nhất có thể, bệnh viện đã tiến hành đăng ký cho
ông ở các bang khác của nước Mỹ và việc này được luật pháp chấp nhận, mục đích
là để tranh thủ từng giây, từng phút để cứu người bệnh.
Trong số
các bang được phía bệnh viện đăng ký thì Tennessee
là bang nhanh nhất, chỉ cần đợi 6 tuần. Và như thế, Steve Jobs là bệnh nhân cuối
cùng trong số các bệnh nhân cần ghép gan trong vòng 6 tuần đó.
Đối với
các bệnh nhân cần ghép gan, mỗi giây đều vô cùng quý giá. Và do đó, có người đã
tìm gặp riêng viện trưởng của Viện Cấy ghép Bệnh viện Đại học Methodist ở Memphis , Tennessee
nơi Steve Jobs sẽ phẫu thuật, hi vọng ông có thể dùng đặc quyền của mình một
chút để nhà sáng lập Apple được làm phẫu thuật trước.
Thế nhưng
nghe xong lời đề nghị đó, vị viện trưởng cau mày, nét mặt lộ rõ vẻ kinh ngạc.
Ông nhún vai trả lời: «Tôi làm gì có đặc quyền để
Jobs được làm phẫu thuật trước? Nếu để ông ấy làm trước, vậy thì những bệnh
nhân khác phải làm sao? Tất cả các sinh mệnh đều bình đẳng kia mà?»
Người kia
nghe vậy đành phải lầm lũi rời khỏi phòng của vị viện trưởng.
Lại có người
tìm gặp thống đốc bang Tennessee – Phil Bredesen, hi vọng ông có thể giúp đỡ, sử
dụng một chút đặc quyền của mình để nói với phía bệnh viện một tiếng, hoặc phê
chuẩn một công văn để Jobs được làm phẫu thuật sớm hơn, nếu không, tính mạng của
Jobs sẽ bị đe dọa.
Phil
Bredesen nghe xong, nụ cười trên gương mặt ông lập tức vụt tắt. Ông nghiêm nghị
nói:
«Tôi làm gì có đặc quyền đó? Nói với bệnh viện ư? Hay phê chuẩn một công
văn ư? Ý của anh là gì? Tôi không hiểu! Không ai có đặc quyền có thể cho phép
ai làm phẫu thuật ghép gan trước, ai làm phẫu thuật ghép gan sau. Tất cả mọi
sinh mệnh đều bình đẳng, mọi người chỉ có thể chờ đợi lần lượt theo trình tự mà
thôi.»
Rồi lại có
người nói với Steve Jobs: «Anh xem có thể bỏ thêm chút
tiền cho người có liên quan để họ sắp xếp cho anh làm phẫu thuật trước hay
không?»
Steve Jobs
nghe xong, ông cũng kinh ngạc không kém những người trước: «Điều này không thể được? Vậy chẳng phải là phạm pháp sao? Tính mạng của
tôi và tính mạng của những người khác đều như nhau, mọi người chỉ có thể đợi
theo đúng trình tự thôi!»
Không ai
có thể giúp đỡ Jobs kể cả bản thân ông. Những người đang chờ đời ghép gan trước
ông, có người là nhân viên công ty, có người là chủ gia đình, có người già, người
thất nghiệp, họ cũng đều phải đợi theo thứ tự để được làm phẫu thuật.
Sáu tuần sau,
cuối cùng Steve Jobs cũng nhận được một lá gan. Tuy nhiên, do thời gian chờ đợi
lâu, các tế bào ung thư của Steve Jobs đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ
thể ông. Ca ghép gan chỉ kéo dài sự sống của ông được khoảng 2 năm.
Tuy nhiên,
ông không hề hối tiếc.
Trong 2
năm cuối đời, ông vẫn tiếp tục phát triển ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo cho
Apple, cứ như thế cho đến phút cuối của cuộc đời.
Walter
Isaacson – một nhà văn và cũng là một nhà báo người Mỹ đã nói rằng: «Sinh mạng không phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, tất cả đều bình đẳng.
Bình đẳng không phải là khẩu hiệu, càng khôi phải là sự trao đổi. Nó là biểu hiện
sinh động nhất, cụ thể nhất trong cuộc sống này.»
Cho dù bạn
là ai, ông chủ một tập đoàn danh tiếng, người quét rác bên đường, hay một ông cụ
đã ở tuổi gần đất xa trời, thì khi đứng trước sự sống và cái chết, ai cũng như
nhau.
(An Le)