Những câu chuyện ý nghĩa

Những câu chuyện ý nghĩa
Những câu chuyện ý nghĩa

Wednesday, March 17, 2021

Một truyện cổ về ý nghĩa của đời người

 

 

Một truyện cổ về
ý nghĩa của đời người

https://trithucvn.org/van-hoa/gia-tri-y-nghia-cua-doi-nguoi-nam-o-dau.html

An Hòa

 

Ý nghĩa, giá trị của đời người nằm ở đâu? Có phải ở việc sống được dài hay ngắn, có phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít? Có một câu chuyện cổ về ý nghĩa đời người như thế này…


Chuyện kể rằng ở một vùng nọ, có vị hòa thượng trụ trì rất được kính nể vì sự từ bi và phong thái đức độ. Ngày kia, có ông lão tìm đến chùa, hành lễ sơ qua rồi khoe:

«Tôi năm nay đã 106 tuổi rồi. Nói thật ra, từ lúc trẻ cho đến tận bây giờ, tôi đều thoải mái dễ chịu mà sống qua ngày. Những người sinh cùng năm với tôi đều đã qua đời rồi. Họ khai khẩn trăm mẫu ruộng, xây nhà dựng cửa, nhưng lại chưa từng được hưởng thụ. Còn tôi mặc dù chưa từng gieo trồng gặt hái nhưng vẫn được ăn ngũ cốc, chưa từng lợp viên ngói nhưng vẫn có chỗ che mưa che nắng. Lão hòa thượng, ngài xem tôi có phải là nên cười nhạo họ hay không?»

Vị hòa thượng nghe xong, nói với người ở bên cạnh: «Con tìm hộ ta một viên gạch và một hòn đá tới đây.»

Vị hòa thượng đặt viên gạch và hòn đá ở trước mặt ông lão rồi nói: «Nếu chỉ có thể chọn một trong hai, ngài muốn lấy viên gạch hay muốn lấy hòn đá?»

Ông lão nhấc viên gạch, đặt trước mặt mình và nói: «Tôi đương nhiên là chọn viên gạch!»

Vị hòa thượng lại hỏi: «Vì sao ngài chọn gạch?»

Ông lão chỉ vào hòn đá và nói: «Hòn đá này không cạnh, không góc, lấy nó có dùng làm gì đâu? Còn viên gạch lại có thể dùng vào nhiều việc.»

Vị hòa thượng lại quay ra hỏi những người đứng xung quanh. Tất cả mọi người đều không ai chọn đá.

Vị hòa thượng quay đầu hỏi ông lão: «Thưa thí chủ, tuổi thọ của hòn đá dài hơn hay của viên gạch dài hơn?»

Ông lão trả lời: «Đương nhiên là hòn đá!»

Vị hòa thượng mỉm cười: «Hòn đá tuy tuổi thọ dài hơn nhưng không ai chọn nó, viên gạch tuy tuổi thọ ngắn hơn nhưng mọi người đều chọn nó. Chẳng qua chỉ vì vô dụng hay hữu dụng mà thôi. Vạn vật trong trời đất có cái nào là không như thế đâu. Tuổi thọ mặc dù ngắn nhưng có ích đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều lựa chọn, mất rồi thì mọi người vẫn đều nhớ đến. Cho nên, tuy tuổi thọ ngắn nhưng lại không ngắn. Còn tuổi thọ mặc dù dài nhưng không có tác dụng gì đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người trong chốc lát cũng đều quên đi. Cho nên, tuy tuổi thọ dài nhưng lại không dài.»

Trong «Tăng quảng hiền văn» có câu: «Lương điền vạn khoảnh, nhật thực tam xan; đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích», ý nói rằng người giàu tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.

Bởi vậy đời người không quý ở chỗ hưởng thụ cao đến đâu, càng không quý ở chỗ sở hữu bao nhiêu, giàu có thế nào. Đời người quý ở chỗ làm được điều gì có ích cho người khác, có ích cho thiên hạ.

Phật Thích Ca đi xin ăn chốn người thường, Chúa Jesus chịu đóng đinh lên thập tự giá, Khổng Tử lưu lạc khắp thiên hạ, vì điều gì? Chính là để thế nhân nhận thức được chân lý, thế nào là làm người, thế nào là tu luyện, thế nào là giải thoát.

An Hòa

Sunday, March 7, 2021

Không Có Từ Tâm

 

 

Không Có Từ Tâm

http://www.dslamvien.com/2021/02/101-truyen-thien-6-khong-co-tu-tam.html

Một người đàn bà ở bên Tàu đã cấp dưỡng cho một vị sư hơn 20 năm. Bà làm một chòi nhỏ cho sư và lo việc ăn uống khi sư thiền định. Cuối cùng bà thắc mắc là không biết vị sư đó đã tiến bộ được gì sau suốt bao nhiêu năm tu tập.

Để tìm câu trả lời, bà nhờ một cô gái có thân hình khiêu gợi dục vọng giúp một tay. Bà bảo cô gái «Vào ôm ông ta, rồi hỏi: Bây giờ chúng ta sẽ làm gì?»

Cô gái vào gặp nhà sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, và hỏi bây giờ sư muốn làm gì.

Vị sư trả lời một cách rất thi vị «Một cây già mọc trên tảng đá lạnh trong mùa đông, chẳng chỗ nào có chút hơi ấm.»

Cô gái trở về và báo cáo lại điều nhà sư đã nói.

 «Nghĩ đến việc tôi nuôi ông này cả 20 năm!» bà than thở một cách giận dữ. «Ông ta chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến sự ham muốn của cô, chẳng hề muốn giải thích tình trạng của cô. Ông ta không cần phải đáp lại sự ham muốn, nhưng ít ra ông ta cũng phải tỏ lộ được một chút từ tâm.»

Bà liền đi ngay đến chòi của vị sư và đốt cho cháy rụi.

Sóng Lớn

 

 

Sóng Lớn

http://www.dslamvien.com/2021/03/101-truyen-thien-7-thong-bao-8-song-lon.html

Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đô vật tên là Onami, có nghĩa là Sóng Lớn.

Onami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đấu vật. Trong những trận đấu riêng, Onami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông Onami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật ngã anh ta được.

Onami nghĩ là anh ta nên tìm đến một thiền sư để xin giúp đỡ. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một ngôi chùa gần đó, nên Onami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình.

Thiền sư khuyên «Tên của anh là Sóng Lớn, vậy thì anh hãy ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn. Anh không còn là võ sĩ đô vật hay rụt rè, e ngại nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại nuốt chửng tất cả những gì trên đường đi. Cứ như vậy anh sẽ trở thành một võ sĩ đô vật vĩ đại nhất nước.»

Vị thầy đi ngủ. Onami ngồi thiền, cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần anh cảm thấy những cơn sóng tăng dần lên. Càng về đêm những ngọn sóng càng lớn. Sóng cuốn trôi những bông hoa trong các lọ hoa. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập nước. Trước khi bình minh, cả ngôi chùa cũng không còn, tất cả chẳng còn gì ngoài những cơn sóng chập chùng của đại dương.

Sáng ra vị thầy thấy Onami vẫn còn ngồi thiền, với nét cười thoáng hiện trên mặt. Thiền sư vỗ vai chàng võ sĩ «Bây giờ chẳng còn điều gì có thể làm phiền anh,» thầy nói. «Anh là những đợt sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt.»

Trong ngày hôm đó, Onami tham dự một cuộc thi đấu vật và giành chiến thắng. Sau đó, không một võ sĩ Nhật Bản nào có thể đánh bại anh ta.

Thursday, March 4, 2021

Giấc mộng kê vàng


Giấc mộng kê vàng:

Việc đời như ảo mộng

https://tansinh.net/van-hoa-than-truyen/giac-mong-ke-vang%EF%BC%9Aviec-doi-nhu-ao-mong/


Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.
Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.

Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi,…

Cuốn sách cỏ viết thơ 5 chữ: Giấc mộng kê vàng

Có ai không mong mỏi vượt trội người khác và danh vọng truyền ngàn dặm? Có ai không mong mỏi không phải ưu tư về tiền tài mà sinh hoạt phong phú? Trong lúc chúng ta mải miết truy cầu danh lợi thì phải chăng chúng ta đang mất nhiều hơn là được? Đó là vì trong lúc chúng ta liên tục truy cầu vật chất và hư vinh ngoại thân và chưa có thì chúng ta đã và đang mệt mỏi và còn quên mất quy luật rằng khi con người rời bỏ thế gian này thì cái gì cũng thế và quan trọng đến mấy cũng chẳng mang theo được. Vạn vật và nhân thế đều như ảo mộng. Nhìn thì như cầm chắc trong tay nhưng cũng tiêu tan như chộp không khí mà chẳng giữ được gì. Câu chuyện «Giấc mộng kê vàng» chính là nói với chúng ta những việc như thế, tuy giản dị mà trong lòng chúng ta thật khó chấp nhận!!!!

Giấc mộng kê vàng

Giấc mộng kê vàng ẩn dụ phú quí như ảo mộng bong bóng, xuất phát từ «Ghi chép trong mộng» của Trầm Ký Tế thời nhà Đường.

1. Lư Sinh gối đầu vào mộng

Chuyện xưa như thế này. Năm khai nguyên thứ 7 Đường Huyền Tông có một vị đạo sỹ họ Lã trên đường đi tới Hàm Đan. Lúc nghỉ ở khách sạn thì có gặp một vị thiếu niên tên Lư Sinh. Sau khi hai người cười nói một hồi. Lư Sinh vì quần áo cũ bẩn nên cảm thán việc bản thân không thuận lợi, vận mệnh khốn khổ. Lã đạo sỹ nhìn anh ta thấy da thịt tươi nhuận, không bệnh tật gì hơn nữa lời nói thú vị khôi hài thì lấy làm khó hiểu. Sau đó mới gặng hỏi thêm thì Lư Sinh tâm sự rằng: «Tôi mong có thể làm nên nghiệp lớn, khiến danh vọng truyền xa, hưởng thụ phú quí, khiến gia tộc họ hàng phồn thịnh, có như vậy trong lòng mới thoải mái. Đáng tiếc là tôi tuy khổ công đọc sách mà không cách nào thi cử thuận lợi, đạt công danh. Quá 30 tuổi thì đành vất vả nơi ruộng đồng.» Nói xong anh ta liền cảm thấy tinh thần mịt mờ và muốn ngủ. Lúc này chủ khách sạn đang nấu nồi kê, đang chuẩn bị làm cơm. Lã đạo sỹ lấy từ trong túi một cái gối và đưa cho Lư Sinh: «Anh gối đầu bằng cái này, mong mỏi của anh sẽ toại nguyện.» Lư Sinh đang tiến vào mộng thì nhìn thấy hai bên gối có chỗ rất sáng, anh ta liền tiến vào.

Lư Sinh sau đó về nhà, lấy người con gái tên Thanh Hà. Không những xinh đẹp mà gia sản còn giàu có sung túc. Nhà anh ta ngày càng giàu có. Năm sau Lư Sinh thi Tiến Sỹ, bắt đầu con đường quan trường thuận lợi. Lư Sinh làm việc rất tận tâm, vì dân mà bỏ đi lo lắng khổ sở của họ, chủ động tòng quân dẹp loạn vì vua mà chia sẻ ưu tư. Vì thế trăm họ lập bia đá khắc công đức, vua cũng dùng lễ mà đối đãi, nhớ công đức mà thưởng. Nhưng không ngờ, anh ta tuy là quan lại cốt lõi của triều đình nhưng gặp phải sự đố kỵ của tể tướng mà bị cách chức. Rồi làm thứ sử ở Đoan Châu. Ba năm sau, anh lại quay lại triều đình, không những đảm nhiệm chức thượng thư bộ hộ mà còn lên tới tể tướng, thành trọng thần để vua hỏi han việc chính sự và cùng Tiêu Lênh Tung lo việc triều chính trong 10 năm, được nhìn nhận như hiền tướng. Nhưng mà tai họa lại đến.

Lư Sinh quyền cao chức trọng thì gặp phải chuyện các quan thần lật đổ. Thậm chí bị vu vào tội cấu kết với bộ phận phòng thủ biên giới. Quan binh phụng chỉ tróc nã đi đến dinh phủ Lư Sinh. Lúc đó anh ta khóc rồi nói với vợ anh ta: «nhà ta gốc ở Sơn Đông, có ít ruộng tốt, cũng đủ qua ngày giá lạnh, vì cớ gì khổ sở cầu công danh lợi lộc. Bây giờ chìm nổi như này, nhớ trước kia mặc áo lông cừu ngắn, cưỡi ngựa đi Hàm Đan, trên đường xem phong cảnh. Bây giờ chẳng thể được nữa rồi.» Lư Sinh rút kiếm ra tự sát ,hưng bị vợ ngăn lại. Trong vụ án này các quan lại có dính dấp đều bị giết, chỉ có Lư Sinh được người che chở, chỉ bị giáng chức tới Hoan Châu. Sau vài năm, vua biết bị oan, lại đem về thăng lên Lệnh Trung Thư, phong làm Triệu Quốc Công, ban thưởng cho rất hậu, Lư Sinh vinh quang tột cùng.

Phúc đức của Lư Sinh còn truyền đến con cháu. Anh ta có 5 người con đều làm quan chức, và lấy vợ là con cái nhà danh gia vọng tộc. Và Lư Sinh có thêm 10 đứa cháu.

 

2. Trong mộng nhìn thấu cuộc đời thật vô thường

Sau 30 năm, Lư Sinh hai lần trải qua giáng chức rồi thăng chức. Anh ta đã hưởng chức quan cao lộc lớn, rồi sau đó có cuộc sống xa hoa, an dật hưởng lạc. Vua ban thưởng cho anh ta ngựa hay người đẹp không kể hết. Lúc về già Lư Sinh thỉnh cầu cáo lão về quê, nhưng không được chấp nhận. Trong lúc anh ta bị bệnh, người đến thăm rất rất đông, qua lại không nghỉ, danh y đến cửa hiến tặng thuốc quí rất nhiều. Vào lúc Lư Sinh lâm chung còn dâng sớ cảm tạ ân sủng của vua, rằng giờ đã về già, không dám ở nơi vị trí cao thì sẽ phụ ơn của vua. Vì thế muốn từ quan về quê, giờ chỉ xin vua chấp thuận.

Vua biết chuyện hạ chỉ, không những cảm tạ Lư Sinh nhiều năm phò tá vua trị quốc khổ nhọc mà còn tự thân mong mỏi tin tức Lư Sinh khỏe lại. Bây giờ nghe bệnh càng lúc càng nặng, còn phái Cao Lực Sỹ tới an ủi thăm hỏi. Vua còn dặn dò Lư Sinh châm cứu thêm cho nhanh khỏi lại để sớm nghe tin tốt. Nhưng rồi tối đó Lư Sinh qua đời.

Lư Sinh duỗi chân dãn lưng mà tỉnh lại, anh ta phát hiện mình đang ngủ ở khách sạn. Lã đạo sỹ đang ở bên cạnh còn ông chủ khách sạn đang nấu nồi kê nghi ngút còn chưa chín. Tất cả vẫn như vậy không có gì khác lạ. Lư Sinh kinh hoảng nói: «Thế nào mà tất cả chỉ là một giấc mộng đã qua vậy?» Lã đạo sỹ cười nói: «nhân gian thế sự, đều chỉ như thế.» Lư Sinh nghe rồi buồn bã như đã đánh mất. Anh ta cảm tạ Lã đạo sỹ nói: «Người trong đời, phú quí, vinh nhục, sống chết rồi đến vận mệnh đều như vậy cả. Tiên sinh đã ngăn những dục niệm của tôi, tôi lẽ nào dám không tiếp nhận bài học.» Lư Sinh bái lạy 3 lần cảm tạ rồi sau đó rời đi.

 

Trong thế đời hư huyễn này
nên giữ sự bình đạm

Người đời sau nói Lã đạo sỹ đã điểm ngộ cho Lư Sinh chính là Lã Động Tân đứng đầu bát tiên. Ông chủ yếu là hiển dương đạo lý «nhân sinh như mộng». Ngoài ra, dân gian còn có truyền thuyết Lã Động Tân đã từng trải qua mộng cảnh chìm nổi chốn quan trường. Ông hiểu ra sau khi nghe câu thơ của Hán Chung Ly đứng bên cạnh ngâm «Hoàng kê còn chưa chín, đã mộng đến vinh quang», rồi ông quyết định bỏ truy cầu công danh lợi lộc, bái Hán Chung Ly làm sư phụ, nhất tâm tu đạo.Thực ra nhân sinh khổ đoản, nếu như thực sự có thể như lời vợ của Đồng Kiềm Lâu rằng «Phú quí không vội, bần hàn không sợ» thì sinh hoạt sẽ tự tại, và ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vui vẻ.

Tuy nhiên có thể chịu được vào tình huống lúc cuối đời vẫn «không có danh vọng gì» thì đó là việc khó, cuối cùng thì ở trong «thanh danh hiển hách» đúng là vinh quang. Người có thể ở trong tình huống «nhà tranh vách đất» hoặc «cơm đựng giỏ, nước trong ống tre» thì càng hiếm có, mà đó tuyệt đối không phải là cảnh giới có thể đạt được.

Có một câu thơ liên quan đến giấc mộng kê vàng, thực sự nói rất đúng:

Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.
Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.

Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi…

Không ngạc nhiên khi nhà thơ thời nhà Thanh là Vương Hoài trào phúng:

Biết được thân thế ở Hàm Đan, còn có người cầu trong mộng làm quan
Gối đầu nếu không cho người mượn, xe ngựa trước mặt tựa Trường An!

Tuy vậy muốn theo chút con đường danh lợi hoành tráng thực ra thuộc về ý nghĩ tầm thường. Vì từ cổ tới nay mới có nhiều người gấp gáp con đường danh lợi quan trường như vậy. Nếu đổi góc độ khác mà nhìn kỹ, muốn mượn cái gối đầu đó thì người tham lam hưởng lạc trong mộng, muốn ôm giữ một đời sung sướng thì thực sự có thể mãn ý chăng? hay là càng không biết cách nào lấp đi khoảng trống đói khát trong lòng?

Có lẽ sự việc va vào đầu mới biết, thực ra bản thân do tâm lý truy cầu sự sung túc rồi dựa vào vinh hoa phú quí bên ngoài mà ra thôi. Học tập ở hoàn cảnh nào cũng vậy cần bảo trì tâm thái bình đạm. Lúc học hành gặp trắc trở, thì có thể tĩnh lặng nhìn thế sự vô thường, giữ cảnh giới điềm đạm thì đó mới là điều trọng yếu nhất.

Theo http://www.secretchina.com

 

Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.
Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.

Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi, …

 

 

Cuốn sách cỏ viết thơ 5 chữ: Giấc mộng kê vàng

Có ai không mong mỏi vượt trội người khác và danh vọng truyền ngàn dặm? Có ai không mong mỏi không phải ưu tư về tiền tài mà sinh hoạt phong phú? Trong lúc chúng ta mải miết truy cầu danh lợi thì phải chăng chúng ta đang mất nhiều hơn là được? Đó là vì trong lúc chúng ta liên tục truy cầu vật chất và hư vinh ngoại thân và chưa có thì chúng ta đã và đang mệt mỏi và còn quên mất quy luật rằng khi con người rời bỏ thế gian này thì cái gì cũng thế và quan trọng đến mấy cũng chẳng mang theo được. Vạn vật và nhân thế đều như ảo mộng. Nhìn thì như cầm chắc trong tay nhưng cũng tiêu tan như chộp không khí mà chẳng giữ được gì. Câu chuyện «Giấc mộng kê vàng» chính là nói với chúng ta những việc như thế, tuy giản dị mà trong lòng chúng ta thật khó chấp nhận!!!!

Giấc mộng kê vàng

Giấc mộng kê vàng ẩn dụ phú quí như ảo mộng bong bóng, xuất phát từ «Ghi chép trong mộng» của Trầm Ký Tế thời nhà Đường.

1. Lư Sinh gối đầu vào mộng

Chuyện xưa như thế này. Năm khai nguyên thứ 7 Đường Huyền Tông có một vị đạo sỹ họ Lã trên đường đi tới Hàm Đan. Lúc nghỉ ở khách sạn thì có gặp một vị thiếu niên tên Lư Sinh. Sau khi hai người cười nói một hồi. Lư Sinh vì quần áo cũ bẩn nên cảm thán việc bản thân không thuận lợi, vận mệnh khốn khổ. Lã đạo sỹ nhìn anh ta thấy da thịt tươi nhuận, không bệnh tật gì hơn nữa lời nói thú vị khôi hài thì lấy làm khó hiểu. Sau đó mới gặng hỏi thêm thì Lư Sinh tâm sự rằng: «Tôi mong có thể làm nên nghiệp lớn, khiến danh vọng truyền xa, hưởng thụ phú quí, khiến gia tộc họ hàng phồn thịnh, có như vậy trong lòng mới thoải mái. Đáng tiếc là tôi tuy khổ công đọc sách mà không cách nào thi cử thuận lợi, đạt công danh. Quá 30 tuổi thì đành vất vả nơi ruộng đồng.»

Nói xong anh ta liền cảm thấy tinh thần mịt mờ và muốn ngủ. Lúc này chủ khách sạn đang nấu nồi kê, đang chuẩn bị làm cơm. Lã đạo sỹ lấy từ trong túi một cái gối và đưa cho Lư Sinh: «Anh gối đầu bằng cái này, mong mỏi của anh sẽ toại nguyện.» Lư Sinh đang tiến vào mộng thì nhìn thấy hai bên gối có chỗ rất sáng, anh ta liền tiến vào.

Lư Sinh sau đó về nhà, lấy người con gái tên Thanh Hà. Không những xinh đẹp mà gia sản còn giàu có sung túc. Nhà anh ta ngày càng giàu có. Năm sau Lư Sinh thi Tiến Sỹ, bắt đầu con đường quan trường thuận lợi. Lư Sinh làm việc rất tận tâm, vì dân mà bỏ đi lo lắng khổ sở của họ, chủ động tòng quân dẹp loạn vì vua mà chia sẻ ưu tư. Vì thế trăm họ lập bia đá khắc công đức, vua cũng dùng lễ mà đối đãi, nhớ công đức mà thưởng. Nhưng không ngờ, anh ta tuy là quan lại cốt lõi của triều đình nhưng gặp phải sự đố kỵ của tể tướng mà bị cách chức. Rồi làm thứ sử ở Đoan Châu. Ba năm sau, anh lại quay lại triều đình, không những đảm nhiệm chức thượng thư bộ hộ mà còn lên tới tể tướng, thành trọng thần để vua hỏi han việc chính sự và cùng Tiêu Lênh Tung lo việc triều chính trong 10 năm, được nhìn nhận như hiền tướng. Nhưng mà tai họa lại đến.

Lư Sinh quyền cao chức trọng thì gặp phải chuyện các quan thần lật đổ. Thậm chí bị vu vào tội cấu kết với bộ phận phòng thủ biên giới. Quan binh phụng chỉ tróc nã đi đến dinh phủ Lư Sinh. Lúc đó anh ta khóc rồi nói với vợ anh ta: «nhà ta gốc ở Sơn Đông, có ít ruộng tốt, cũng đủ qua ngày giá lạnh, vì cớ gì khổ sở cầu công danh lợi lộc. Bây giờ chìm nổi như này, nhớ trước kia mặc áo lông cừu ngắn, cưỡi ngựa đi Hàm Đan, trên đường xem phong cảnh. Bây giờ chẳng thể được nữa rồi.» Lư Sinh rút kiếm ra tự sát ,hưng bị vợ ngăn lại. Trong vụ án này các quan lại có dính dấp đều bị giết, chỉ có Lư Sinh được người che chở, chỉ bị giáng chức tới Hoan Châu. Sau vài năm, vua biết bị oan, lại đem về thăng lên Lệnh Trung Thư, phong làm Triệu Quốc Công, ban thưởng cho rất hậu, Lư Sinh vinh quang tột cùng.

Phúc đức của Lư Sinh còn truyền đến con cháu. Anh ta có 5 người con đều làm quan chức, và lấy vợ là con cái nhà danh gia vọng tộc. Và Lư Sinh có thêm 10 đứa cháu.

 

2. Trong mộng nhìn thấu cuộc đời thật vô thường

Sau 30 năm, Lư Sinh hai lần trải qua giáng chức rồi thăng chức. Anh ta đã hưởng chức quan cao lộc lớn, rồi sau đó có cuộc sống xa hoa, an dật hưởng lạc. Vua ban thưởng cho anh ta ngựa hay người đẹp không kể hết. Lúc về già Lư Sinh thỉnh cầu cáo lão về quê, nhưng không được chấp nhận. Trong lúc anh ta bị bệnh, người đến thăm rất rất đông, qua lại không nghỉ, danh y đến cửa hiến tặng thuốc quí rất nhiều. Vào lúc Lư Sinh lâm chung còn dâng sớ cảm tạ ân sủng của vua, rằng giờ đã về già, không dám ở nơi vị trí cao thì sẽ phụ ơn của vua. Vì thế muốn từ quan về quê, giờ chỉ xin vua chấp thuận.

Vua biết chuyện hạ chỉ, không những cảm tạ Lư Sinh nhiều năm phò tá vua trị quốc khổ nhọc mà còn tự thân mong mỏi tin tức Lư Sinh khỏe lại. Bây giờ nghe bệnh càng lúc càng nặng, còn phái Cao Lực Sỹ tới an ủi thăm hỏi. Vua còn dặn dò Lư Sinh châm cứu thêm cho nhanh khỏi lại để sớm nghe tin tốt. Nhưng rồi tối đó Lư Sinh qua đời.

Lư Sinh duỗi chân dãn lưng mà tỉnh lại, anh ta phát hiện mình đang ngủ ở khách sạn. Lã đạo sỹ đang ở bên cạnh còn ông chủ khách sạn đang nấu nồi kê nghi ngút còn chưa chín. Tất cả vẫn như vậy không có gì khác lạ. Lư Sinh kinh hoảng nói: «Thế nào mà tất cả chỉ là một giấc mộng đã qua vậy?» Lã đạo sỹ cười nói: «nhân gian thế sự, đều chỉ như thế.» Lư Sinh nghe rồi buồn bã như đã đánh mất. Anh ta cảm tạ Lã đạo sỹ nói: «Người trong đời, phú quí, vinh nhục, sống chết rồi đến vận mệnh đều như vậy cả. Tiên sinh đã ngăn những dục niệm của tôi, tôi lẽ nào dám không tiếp nhận bài học.» Lư Sinh bái lạy 3 lần cảm tạ rồi sau đó rời đi.

 

Giấc mộng kê vàng

Trong thế đời hư huyễn này
nên giữ sự bình đạm

Người đời sau nói Lã đạo sỹ đã điểm ngộ cho Lư Sinh chính là Lã Động Tân đứng đầu bát tiên. Ông chủ yếu là hiển dương đạo lý «nhân sinh như mộng». Ngoài ra, dân gian còn có truyền thuyết Lã Động Tân đã từng trải qua mộng cảnh chìm nổi chốn quan trường. Ông hiểu ra sau khi nghe câu thơ của Hán Chung Ly đứng bên cạnh ngâm «Hoàng kê còn chưa chín, đã mộng đến vinh quang», rồi ông quyết định bỏ truy cầu công danh lợi lộc, bái Hán Chung Ly làm sư phụ, nhất tâm tu đạo.

Thực ra nhân sinh khổ đoản, nếu như thực sự có thể như lời vợ của Đồng Kiềm Lâu rằng «Phú quí không vội, bần hàn không sợ» thì sinh hoạt sẽ tự tại, và ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vui vẻ.

Tuy nhiên có thể chịu được vào tình huống lúc cuối đời vẫn «không có danh vọng gì» thì đó là việc khó, cuối cùng thì ở trong «thanh danh hiển hách» đúng là vinh quang. Người có thể ở trong tình huống «nhà tranh vách đất» hoặc «cơm đựng giỏ, nước trong ống tre» thì càng hiếm có, mà đó tuyệt đối không phải là cảnh giới có thể đạt được.

Có một câu thơ liên quan đến giấc mộng kê vàng, thực sự nói rất đúng:

Trong 40 năm công với hầu, tuy là giấc mộng cũng phong lưu.
Tôi nay lạc phách Hàm Đan lộ, muốn mượn tiên sinh cái gối đầu.

Câu thơ đã miêu tả đúng tiếng lòng của đa số người:  Muốn mượn cái gối để vào mộng, muốn nếm trải vinh lộc, danh lợi…

Không ngạc nhiên khi nhà thơ thời nhà Thanh là Vương Hoài trào phúng:

Biết được thân thế ở Hàm Đan, còn có người cầu trong mộng làm quan
Gối đầu nếu không cho người mượn, xe ngựa trước mặt tựa Trường An!

Tuy vậy muốn theo chút con đường danh lợi hoành tráng thực ra thuộc về ý nghĩ tầm thường. Vì từ cổ tới nay mới có nhiều người gấp gáp con đường danh lợi quan trường như vậy. Nếu đổi góc độ khác mà nhìn kỹ, muốn mượn cái gối đầu đó thì người tham lam hưởng lạc trong mộng, muốn ôm giữ một đời sung sướng thì thực sự có thể mãn ý chăng? hay là càng không biết cách nào lấp đi khoảng trống đói khát trong lòng?

Có lẽ sự việc va vào đầu mới biết, thực ra bản thân do tâm lý truy cầu sự sung túc rồi dựa vào vinh hoa phú quí bên ngoài mà ra thôi. Học tập ở hoàn cảnh nào cũng vậy cần bảo trì tâm thái bình đạm. Lúc học hành gặp trắc trở, thì có thể tĩnh lặng nhìn thế sự vô thường, giữ cảnh giới điềm đạm thì đó mới là điều trọng yếu nhất.

Theo http://www.secretchina.com

 

Wednesday, March 3, 2021

Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới

 

Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới

Nguyên Phong dịch

Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:

“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”

 

Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:

Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử.

Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: “Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?”

Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con.”

Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.

Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: “Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi.”

Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cầu cơ này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành bức thư như sau:

Các con thân mến,

Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội nói lại cho các con biết.

Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mỏi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.

Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với “tần số rung động” (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.

Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặt câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.

Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.

Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.

Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú, v.v...

Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là khuôn vàng thước ngọc thì đời sau lại bị coi là cổ hủ, lỗi thời; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biếtCàng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.

Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang những thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vật chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự trải nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.

 Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.

Nguyên Phong dịch