Những câu chuyện ý nghĩa

Những câu chuyện ý nghĩa
Những câu chuyện ý nghĩa

Tuesday, March 15, 2022

Họa sĩ nhí khuyết tật và những bức tranh đầy mỹ cảm

 

 

Phấn đấu với nghịch cảnh!

Người bình thường với đầy đủ các giác quan cũng khó làm được như cậu bé này. Bởi thế, những tác phẩm của cậu đã khiến nhiều người, kể cả trong giới chuyên môn, cũng phải ngạc nhiên.

Một bức tranh của «họa sĩ nhí» 14 tuổi Trần Nam Long

Trắc trở con đường học hành

Cậu bé Trần Nam Long không may bị khuyết tật bẩm sinh. Không chỉ bị câm điếc, hồi nhỏ cậu còn có biểu hiện tăng động – giai đoạn nhẹ của trẻ tự kỷ nữa. «Nhưng cháu ngoan và có ý thức từ nhỏ nên việc nuôi dạy cháu cũng không quá khó khăn» – mẹ bé Long kể.

Khi Long hai tuổi, em được bố mẹ đưa tới lớp học đặc biệt. Vì phải đến lớp cùng con, nên mẹ Long đem những bài học về nhà áp dụng triệt để và tình hình cũng tốt dần lên.

Thấy con có sự quan tâm đến màu sắc, cô giáo điều trị khuyên gia đình nên cho Long đi học vẽ, vì điều đó có thể sẽ giúp Long bớt bệnh. Nhưng, con đường học hành không suôn sẻ, cậu bé mới chỉ vừa đến lớp vẽ được đúng buổi đầu tiên thì cha cậu không may bị tai nạn giao thông và đột ngột qua đời.

Giông bão bất ngờ ập xuống bờ vai người mẹ trẻ, khi một mình chị vừa phải kiếm sống, vừa phải chăm sóc, nuôi dậy hai đứa con thơ. Nhà thuê tạm, chị vừa xoay xở tìm việc làm, vừa ráng chữa bệnh cho con, chóng mặt đưa đón cả hai đứa mỗi ngày.

«Nhiều lúc, khó khăn quá, mọi người khuyên tôi nên về quê, nhưng chính vì Long bệnh nặng nên tôi quyết ở lại thành phố để tìm cơ hội cho con» – Người mẹ nghèo trĩu nặng tự sự kể.

Tranh xe đạp giản dị của Trần Nam Long khiến nhiều người xúc động


Bức tranh «
Bếp lửa ấm áp» khiến người lớn thấy bồi hồi

Cậu bé say sưa sống trong thế giới màu sắc

«Long có khiếu vẽ từ bé, mới 2-3 tuổi đã biết về hình khối rồi. Các thầy cô bảo con có tư duy hình khối. Đến cuối năm 2016, Long tham gia cuộc thi “Cảm xúc trong em” và đoạt giải Đặc biệt, nhận được học bổng toàn phần học vẽ tại Trung tâm Art Tree. Thấy bài dự thi của Long rất ấn tượng, nên một thầy giáo tại Trung tâm đã nhận dạy Long miễn phí. Thầy còn tặng Long cả họa phẩm nữa. Như được tiếp thêm năng lượng, Long thỏa sức đam mê vẽ» – Mẹ cậu bé hồi ức kể.

Đối với một người bình thường, tư duy sáng tạo với cọ và màu cũng không phải chuyện dễ, thì đối với Nam Long, đây là cả quá trình học hỏi để vượt lên số phận. Và hơn nữa là thể hiện niềm say mê hội họa, bởi con đường học hành chưa bao giờ suôn sẻ, trải thảm cho cậu bước lên.

«Vì nhiều lý do, thầy phải nghỉ dạy ở Trung tâm. Cho đến cuối năm 2018 Long lại may mắn được theo học một cô. Cô rất yêu thương Long, chỉ dạy nghiêm túc, nên con ngày một trưởng thành hơn. Long luôn đặt ra mục tiêu để phấn đấu, luôn nỗ lực và cố gắng hết mình» – Người mẹ nghèo xúc động kể.

Vượt lên tất cả những gì là ranh giới hạn hẹp bó buộc và làm khó cho hoạt động của một con người trưởng thành, Long cứ sống với đam mê sắc màu.. Những bảng màu rực rỡ và vô tri, nhưng qua bàn tay bé nhỏ của Long, bỗng trở thành sống động với sắc hoa, màu nắng, thấm đẫm tình yêu cuộc sống và sự lạc quan luôn tràn đầy.

Những bức tranh Nam Long vẽ về mùa thu Hà Nội, hoa cúc họa mi, cầu Thê Húc, gánh hàng hoa… vừa chân thật, vừa huyền ảo, đủ làm người lớn bỗng nhiên thấy rung cảm sâu sắc về những nét đẹp tưởng chừng xưa cũ, cảm xúc vấn vương về mùa thu Hà thành xa xôi, ký ức, ảo diệu, lắng đọng trong những nét vẽ mộc mạc của tay cọ vẫn đang còn là một cậu bé, vừa ngây thơ, vừa chững chạc.

Một góc phố Hà Nội trong tranh Trần Nam Long

Sắc màu rực rỡ của những gánh hàng hoa và lá thu vàng trên phố

Con người vùng núi cao hòa lẫn vào vẻ đẹp thiên nhiên

Sắc hoa Tây Bắc rực rỡ, tươi tắn

Mùa đông không lạnh

Người mẹ nghèo không thể ngờ niềm đam mê với màu sắc và cây cọ của con trai có ngày «đơm hoa kết trái».

Bức tranh vẽ hoa cúc họa mi của Trần Nam Long, với vẻ đẹp nền nã, khiêm nhường, tươi tắn nổi bật trên nền xám của hậu cảnh, mẹ cậu bé mới chụp đăng lên trang facebook chỉ một ngày sau đã có người mua.

Tranh «Bếp lửa ấm áp» dù chưa hoàn thiện đã được mẹ Long chụp post lên facebook, thật bất ngờ chỉ sau 30 phút đăng lên, họa phẩm đã được một kiến trúc sư tìm đến tận nhà mua về. Thậm chí, chú kiến trúc sư còn không cần mẹ cậu bé đóng khung tranh.

Những bức ảnh của người mẹ nghèo chưa biết chụp, nên chưa lột tả hết vẻ đẹp mỗi tác phẩm hội họa của con, nên nhiều người tìm đến mua tranh đều nhận xét: «Tranh thật đẹp hơn hình chụp». Những bức tranh của cậu bé đã khiến cho ngôi nhà nhỏ của ba mẹ con giờ đã không còn lạnh lẽo nữa, mà thật sự mùa đông này trở nên ấm áp, bởi tình cảm của cộng đồng giành cho cậu bé vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.

Tiền bán tranh của cậu bé mới đây đã giúp cậu mua được máy trợ thính và cậu bé 14 tuổi lần đầu tiên nghe được những âm thanh «kỳ diệu» của cuộc sống – điều mà với người bình thường tưởng chừng như thừa thãi, nhưng lại là «món quà» tuyệt vời đối với cậu bé nghèo khuyết tật.

Cúc họa mi rung rinh sống động vẻ đẹp khiêm nhường

Thế giới màu sắc của cậu bé nghèo khuyết tật

«Chàng trai» 14 tuổi mơ ước một căn nhà cho ba mẹ con

«Long khát khao ba mẹ con có một ngôi nhà để ở và sau này có điều kiện chăm sóc mẹ. Nhưng từ trong sâu thẳm thì con rất mong trong tương lai có thể có được triển lãm cá nhân, chứ không phải chỉ vẽ thật nhiều để bán. Mặc dù cũng có nhiều người đặt tranh, nhưng tôi nghĩ giờ chưa phải lúc. Con cần được trau dồi, học hỏi thêm. Hơn nữa, sức khỏe của Long không tốt, nên tôi cũng muốn con được nghỉ ngơi, hài hòa mọi việc. Để con phát triển được năng khiếu, tôi nghĩ mình cần vun đắp, nhưng không khiên cưỡng» – Mẹ Nam Long trải lòng.

Theo Internet

Sunday, March 13, 2022

Lửa thử vàng


Lửa thử vàng

http://phanbonhieugiang.com/tin-tuc/lua-thu-vang-2235.html

Đó là những ngày mà bạn cảm thấy mình kiệt sức và tuyệt vọng. Mọi thứ dường như đang vượt quá sức chịu đựng của bạn. Bạn chỉ thấy mưa xối xả, sương mù và mất phương hướng. Những ngày dường như những cố gắng của bản thân là vô ích. Cuộc sống dường đầy ắp đớn đau… bạn hãy nhớ rằng «điều gì không thể giết chết chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn» – Friedrich Nietzsche.

Friedrich Nietzsche là nhà văn, nhà triết học người Phổ – người được xem là có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Friedrich đã trải qua những bất hạnh lớn suốt thời thơ ấu với cái chết của cha và em trai, căn bệnh nan y đã hành hạ suốt thời thơ ấu cho đến khi ông qua đời. Ông cũng trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc và trong suốt cuộc đời mình, nhà triết học bất hạnh đã nhiều lần định tự vẫn.

Bạn biết không, câu chuyện về cuộc sống là câu chuyện về chiếc cốc sứ tuyệt đẹp – câu chuyện nổi tiếng về thử thách và lòng dũng cảm. Hãy nghe câu chuyện của Friedrich Nietzsche:

«Tôi không là một cốc sứ mà chỉ là một cục đất sét nhỏ. Người thợ làm ra tôi đã nhào nặn, lăn, đập vào tôi. Lần đầu tiên cảm thấy những đau đớn trong đời, tôi hét lên “Đừng, đừng đập tôi nữa, hãy nhẹ nhàng hơn với tôi”. Nhưng ông chỉ cười và nhẹ nhàng nói: “Chưa đủ đâu!”.


«Sau đấy, tôi được đặt trên một bánh xe quay và tôi quay cuồng trong đó, tôi cảm thấy mình hoàn toàn mất phương hướng. “Dừng lại! Làm ơn dừng lại”, tôi gào lên. Nhưng ông chỉ lặng lẽ làm và bảo: “Chưa đâu!”.


«Rồi ông đưa tôi vào lò nướng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình bị đốt cháy trong nỗi đau đớn đến như vậy. Tôi tuyệt vọng và gào thét: “Giúp tôi với, làm ơn giúp tôi ra khỏi đây”. Nhưng người thợ nhìn tôi và vẫn… lắc đầu.


«Khi tôi nghĩ mình không thể chịu đựng thêm một phút nào nữa, cánh cửa bỗng mở ra. Ông cẩn thận đưa tôi ra và đặt trên kệ, bắt đầu làm mát cho tôi. Tôi cảm thấy mọi thứ dường như đã tốt lên và tôi nghĩ rằng mình đã qua những đớn đau. Nhưng người thợ lại nhìn tôi, lắc đầu và nói: “Chưa!”.

«Sau đó, đột nhiên ông đưa tôi trở lại vào lò nướng. Không giống như lần đầu tiên. Vì đã trải qua những phút trong chiếc lò nướng đó và tôi biết mình sẽ chết ngạt. Tôi sợ hãi. Tôi cầu xin. Tôi khóc. Tôi đã sẵn sàng từ bỏ, muốn buông xuôi và bỏ cuộc. Nhưng người thợ vẫn lạnh lùng thả tôi vào lò. Tôi muốn chết ngay để thoát khỏi tất cả những đớn đau đang thiêu đốt từng tế bào của mình. Nhưng ngay khi tôi tuyệt vọng nhất thì cánh cửa lại mở ra.

«Một lần nữa tôi, được đặt trên kệ, được làm lạnh, chờ đợi và… chờ đợi, tự hỏi “Cuộc sống sẽ thế nào với mình tiếp theo?”. Một giờ sau, người thợ đưa cho tôi một tấm gương và nói: “Bây giờ hãy nhìn vào chính mình”. Tôi ngỡ ngàng đến lặng câm “Đó không phải tôi, không thể là tôi và không còn là tôi nữa – cục đất sét. Một hình ảnh hoàn toàn khác, một hình ảnh đẹp, hoàn hảo và nhiều màu sắc.

«Người thợ điềm tĩnh nói: “Khi tôi nhào nặn bạn, tôi biết điều đó làm tổn thương nhưng tôi phải để bạn lại một mình, bạn phải khô cạn. Khi tôi đặt bạn lên guồng quay, tôi biết nó làm bạn hoàn toàn mất phương hướng, nhưng nếu tôi dừng lại quá sớm, bạn sẽ sụp đổ. Tôi biết ở trong lò, bạn thấy đau đớn đến từng tế bào nhưng nếu không có những đau đớn đó, bạn sẽ không bao giờ cứng cỏi và không có bất kỳ sắc màu nào của cuộc sống. Vì thế, hãy dũng cảm đón nhận tất cả những thử thách đến với bạn, bởi điều gì không thể giết chết chúng ta, sẽ làm chúng ta mạnh mẽ và hoàn hảo hơn.»

Hiếu Giang
(theo Life Lessons)

Friday, March 11, 2022

Mỗi ngày sống là một cơ hội đặc biệt

 

Mỗi ngày sống
là một cơ hội đặc biệt

Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ… Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa.

Anh bảo: «Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo lót thật đẹp. Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng. Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc! Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi.»

Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm. Vợ anh vừa mới qua đời.

Quay sang tôi, anh bảo:  «Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả.  Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!

«Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc. Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.

«Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa. Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày;  tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích. Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích. Những cụm từ như “một ngày gần đây” và ”hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi.

«Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.

«Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường). Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến. Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây. Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Việt Nam (vì cô rất thích ăn đồ Việt!)

«Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn. Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi. Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ. Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.

«Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.

«Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt.  Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.»

 

Tuesday, March 1, 2022

Những điều tiếc nuối khi biết mình sắp chết

  

Những điều tiếc nuối khi biết mình sắp chết

https://baomai.blogspot.com/2018/03/nhung-ieu-tiec-nuoi-khi-biet-minh-sap.html

Bronnie Ware

Lời giới thiệu: Xin giới thiệu bài viết của một cô y tá người Úc dạy nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài này được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm «like.» Có một trang blog chỉ in lại bài thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút «like.» Xin giới thiệu bài «5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,» để thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.

Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Đây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, «Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.» Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên «THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,» nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.

Vũ Quí Hạo Nhiên

o0o

1. «Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.»

Đây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: «Điều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Đến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.»

2. «Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.»

Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì «tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.»

3. «Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.»

Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.

4. «Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.»

Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Đời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm.

Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Đến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.

5. «Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.»

Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc.

Đến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

 

The Top Five Regrets of the Dying

1. I wish I'd had the courage to live a life true to myself, not the life others expected of me.

«This was the most common regret of all. When people realise that their life is almost over and look back clearly on it, it is easy to see how many dreams have gone unfulfilled. Most people had not honoured even a half of their dreams and had to die knowing that it was due to choices they had made, or not made. Health brings a freedom very few realise, until they no longer have it.»

2. I wish I hadn't worked so hard.

«This came from every male patient that I nursed. They missed their children's youth and their partner's companionship. Women also spoke of this regret, but as most were from an older generation, many of the female patients had not been breadwinners. All of the men I nursed deeply regretted spending so much of their lives on the treadmill of a work existence.»

3. I wish I'd had the courage to express my feelings.

«Many people suppressed their feelings in order to keep peace with others. As a result, they settled for a mediocre existence and never became who they were truly capable of becoming. Many developed illnesses relating to the bitterness and resentment they carried as a result.»

4. I wish I had stayed in touch with my friends.

«Often they would not truly realise the full benefits of old friends until their dying weeks and it was not always possible to track them down. Many had become so caught up in their own lives that they had let golden friendships slip by over the years. There were many deep regrets about not giving friendships the time and effort that they deserved. Everyone misses their friends when they are dying.»

5. I wish that I had let myself be happier.

«This is a surprisingly common one. Many did not realise until the end that happiness is a choice. They had stayed stuck in old patterns and habits. The so-called 'comfort' of familiarity overflowed into their emotions, as well as their physical lives. Fear of change had them pretending to others, and to their selves, that they were content, when deep within, they longed to laugh properly and have silliness in their life again.»

What's your greatest regret so far, and what will you set out to achieve or change before you die?

Bronnie Ware